0935 122 688

  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • IMG_02

ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM: HƠN CẢ MỘT ĐIỂM ĐẾN

Sau hơn 2 năm dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đến nay, TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã đưa ngành Du lịch dần quay trở lại thông qua hàng loạt hoạt động lễ hội, phục hồi kinh tế cho khu vực trọng điểm miền Trung, góp phần đánh thức và hồi sinh nhiều điểm đến mới hấp dẫn trong lĩnh vực bất động sản – nghỉ dưỡng.

Dốc toàn lực để phục hồi du lịch

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các đô thị lớn như Đà Nẵng, Quảng Nam sở hữu lợi thế có sân bay, cảng biển đang trở thành thị trường tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến là đô thị du lịch biển, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Theo Google Destianation Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) được xếp vào nhóm tăng cao nhất trên thế giới đạt trên 75%, trong đó Đà Nẵng và Hội An, Quảng Nam là 2 địa phương thuộc top đầu. Ngoài những điểm đến quen thuộc và nổi tiếng, ngành Du lịch đã khởi sắc thấy rõ khi Quảng Nam là nơi đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia 2022, dự kiến đón 4,2 triệu lượt khách tham quan và lưu trú, Đà Nẵng dự kiến đón 3,5 triệu lượt khách. 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng rất ấn tượng (GRDP) của Đà Nẵng là 7,23% và Quảng Nam tăng 12,8%.

Cùng với đó, ngành du lịch tại 2 tỉnh, thành phố này cũng đã phục hồi và phát triển mạnh so với thời điểm cùng kì trước đó. Số lượng du khách trong năm 2022 cho thấy, ngành du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam đã có những tín hiệu phục hồi thực sự sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho 2 điểm đến Đà Nẵng và Quảng Nam, mở ra cơ hội mới trong việc đón khách trong thời gian tới.

Riêng tại Quảng Nam, Đà Nẵng, nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu của du khách một cách tốt nhất, hai địa phương sẽ ứng dụng công nghệ vào quản lý, khuyến khích các tour, tuyến ở “vùng xanh”, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng.

Đến nay, Đà Nẵng là địa phương có nhiều chuyến bay quốc tế kết nối trực tiếp với các thành phố du lịch lớn như Ma Cau, Hồng Kong, Seoul, Thượng Hải… hứa hẹn sẽ là điểm thu hút của quốc tế sau đại dịch nhờ hệ thống đường hàng không kết nối với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời gian đến, tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục quy hoạch đưa cảng hàng không Chu Lai của tỉnh Quảng Nam với quy mô 2300 ha trở thành sân bay quốc tế, đạt tiêu chuẩn cấp 4E, đến năm 2050 đạt tiêu chuẩn quy mô sân bay 4F, công suất phục vụ 50 triệu hành khách/ năm.

Thị trường bất động sản trở lại đường đua.

Không chỉ là điểm đến hấp dẫn du lịch, Đà Nẵng - Quảng Nam cũng đang chứng kiến làn sóng nhà đầu tư quay trở lại dồn dập. Thực tế ghi nhận tại Đà Nẵng - Quảng Nam suốt thời gian qua cho thấy, những đợt “sóng ngầm” đầu tư diễn ra rất mạnh mẽ.  Nhiều nhà đầu tư chiến lược đã đầu tư hạ tầng theo trục dọc biển các đường ven biển Trường Sa, Hoàng Sa (Đà Nẵng) với các dự án khu đô thị lớn như: Sun Riverpolis, Sunneva Island, Gami Eco Charm, … tạo cho diện mạo Đà Nẵng và Quảng Nam hiện đại, đẳng cấp quốc tế.

Bên cạnh những sản phẩm mới về du lịch, giải trí, Đà Nẵng đang dần lấy lại vị thế của một đô thị hiện đại khi tiếp tục thăng hạng trên bản đồ đô thị sống, nghỉ dưỡng đẳng cấp. Cùng với sự phục hồi của ngành du lịch, mảng bất động sản nghỉ dưỡng với nhiều sự góp mặt sáng giá của các dự án như The Ocean Villas, Fusion Resort, Le Meridien… đánh giá sẽ nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.

Kề cận Đà Nẵng, Quảng Nam cũng là địa phương gắn liền với các hoạt động, điểm đến ngành du lịch với hệ sinh thái tài nguyên đa dạng. Với định hướng trong tương lai, vùng Đông Quảng Nam sẽ là khu vực động lực phát triển của tỉnh Quảng Nam với hệ sinh thái, văn hóa đa dạng, kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, tiếp tục ổn định, kết nối đồng bộ các đô thị vùng Tây.

Sở hữu 125km đường bờ biển hoang sơ, sạch đẹp với các bãi cát trắng, phẳng mịn. Đây là cơ sở để Quảng Nam tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng về phía đông của tỉnh với nhiều tuyến đường trọng điểm như đường ven biển nối Đà Nẵng – Hội An, đường ven biển Võ Chí Công kéo dài từ Hội An nối dài đến sân bay Chu Lai, kéo theo phát triển chuỗi đô thị ven biển, với nhiều điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Nổi bật phải kể đến các dự án như khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Hoiana, khu phức hợp Vinpearl Nam Hội An, khu đô thị sinh thái cao cấp Vịnh An Hòa … được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đời sống người dân địa phương được cải thiện.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực về sự phục hồi và phát triển du lịch, các hoạt động thu hút đầu tư tại Quảng Nam và Đà Nẵng tiếp tục diễn ra tích cực. Quảng Nam với 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng tổng số dự án FDI lên 195 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỉ USD, cùng với 29 dự án đầu tư trong nước nâng tổng số dự án lên 940 dự án với tổng vốn đăng kí gần 240 nghìn tỉ đồng. Tương tự, Đà Nẵng với 17 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 5.804 tỷ đồng, và 21 dự án FDI với tổng vốn đăng kí hơn 67 triệu USD.

Theo đó, trong giai đoạn 2022 – 2025, Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ thu hút hang loạt dự án khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp có quy mô lớn. Đây là các dự án kì vọng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch -  công nghiệp và bất động sản, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư đang muốn tìm kiếm các cơ hội an cư lâu dài, góp phần quảng bá hình ảnh Đà Nẵng, Quảng Nam là điểm đến du lịch an toàn và địa chỉ “đỏ” đầu tư hấp dẫn của miền Trung trở lại tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình.