GIÀ LÀNG A LĂNG ĐỢI NGƯỜI GIỮ HỒN VĂN HÓA CƠ TU

29/02/2024
Tại chương trình lễ hội hay các show diễn "Vũ điệu đại ngàn” tại làng văn hóa Cơ Tu, du khách chắc chắn ấn tượng với hình ảnh của một già làng uy quyền “gọi thần” cho lễ hội. Trong trang phục thổ cẩm truyền thống, cùng dây chuyền mã não, đầu đội lông chim, lông nhim, tay cầm tù và sừng trâu, tay trái cầm quạt từ cánh chim, già làng A Lăng Đợi sẽ là người đi đầu đoàn. Khi những âm thanh được già làng thổi lên, cũng là lúc mọi người sẽ thấy ông đẹp như một vị thần của núi rừng Trường Sơn.

 

Nếu có dịp đến làng Văn hóa Cơ Tu tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, bạn sẽ thấy "khá quen” hình ảnh người đàn ông này trong nhiều lễ hội của đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam. Ông được xem là biểu tượng đầy sức sống, thổi hồn cho những gì đặc sắc nhất của văn hóa Cơ Tu giữa đại ngàn. Tại chương trình lễ hội hay các show diễn "Vũ điệu đại ngàn” tại làng văn hóa Cơ Tu, du khách chắc chắn ấn tượng với hình ảnh của một già làng uy quyền “gọi thần” cho lễ hội. Trong trang phục thổ cẩm truyền thống, cùng dây chuyền mã não, đầu đội lông chim, lông nhim, tay cầm tù và sừng trâu, tay trái cầm quạt từ cánh chim, già làng A Lăng Đợi sẽ là người đi đầu đoàn. Khi những âm thanh được già làng thổi lên, cũng là lúc mọi người sẽ thấy ông đẹp như một vị thần của núi rừng Trường Sơn. Nhân dịp những ngày đầu năm, chúng tôi đã có hành trình vượt qua quãng đường hơn 100km từ Đà Nẵng đến Cổng Trời Đông Giang, cùng Ôn cố tri tân và trò chuyện hàn huyên với ông dưới mái nhà Gươi về chuyện đời, chuyện nghề của ông.

Cơ duyên nào đưa ông trở thành Già làng? Bên cạnh các công việc khác mà Già đã theo đuổi trong suốt hơn 30 năm nghệ nhân điêu khắc, tại sao Già lại theo đuổi hình tượng để trở qua như thành Già làng - người đứng đầu có tiếng nói uy tín trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương?

Già làng A Lăng Đợi Thời niên thiếu, từ khi lên 15 tuổi, lúc bấy giờ Gia đã được đi theo người cậu của mình là Già làng A Ting Neh, làng Cùng, thị trấn Prao, Quảng Nam. Với Già, đây là người thầy đầu tiên đã truyền dạy nhiều kiến thức và kinh nghiệm về nghề khắc gỗ truyền thống. Gia bắt đầu say sưa từ việc tìm hiểu học điều khắc gỗ, rồi niềm say mê dần thôi thúc tôi từ lúc nào không rồi. Thuở đó tiếp thu, tìm tòi kinh nghiệm, đến bây giờ, rất nhiều kiến thức lẫn kí ức về đời sống sinh hoạt, sản xuất của buôn làng. Nhiều năm qua, già cũng đã dày công sưu tầm nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Nói về việc “bén duyên” trở thành Già làng. Già nghĩ đó là một sự sắp đặt của cuộc sống. Trước đây, vai Già làng trong các dịp lễ hội ở địa phương đều do một tay nghệ nhân A Tùng Về người cùng làng Gừng đảm nhiệm. Sau đó, nghệ nhân Vẽ do tuổi cao, sức yếu, địa phương đã chọn tôi làm người thay thế. Duy trì đến bây giờ, Già không nhớ nổi đã bao lần có mặt trong các lễ hội. Già thấy hạnh phúc vì sự "bao đồng” của mình, bởi khi là vị “Già làng” đúng nghĩa, Già trở thành người mở đầu câu chuyện văn hóa. báo cáo thần linh trong phần tái hiện lại nghi thức của hội làng. Về Sau, Già được tham gia mời biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật, dập dìu theo tiếng chiêng, tiếng sáo ngân vang khắp mùa lễ hội vùng cao.

Trong các lễ hội, với vai trò vừa là Già làng đầy quyền uy, vit là người kể chuyện và sử dụng âm nhạc để chuyển tải “ cái hồn” của lễ hội, cảm xúc trong Già như thế nào? Già có cảm nhận rằng những thông điệp mà Già thể hiện được truyền tải thành công không?

Cà làng A Lăng Đại Sau mỗi lần biểu diễn xong tại các chương trình lễ hội. Giả thấy rất vui và vinh dự khi mình góp phần quảng bá. giới thiệu văn hóa dân tộc Cơ Tu ở nhiều nơi, nhiều tỉnh thành. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình và truyền đam mê văn hóa của nhiều Cô làng đi trước mà tôi thấy văn hóa truyền thống của mình đẹp và hay biết bao. Cà tiếp tục truyền tải đến tất cả mọi người, trao nghề cho những nghệ nhân trẻ, giúp họ hiểu được cái hồn của những điều múa hài hòa trong từng thanh âm của trống và chiêng và Cô nghi rang, mình đã ít nhiều cử cầm trọn vẹn những thông điệp đến những thế hệ nghệ nhân nối tiếp minh và khán giả”

Nghệ nhân A Lăng Đợi, sinh năm 1964 tại làng Gừng, thị trấn P'rao, huyện Đông Giang.
Nghệ nhân A Lăng Đợi, sinh năm 1964 tại làng Gừng, thị trấn P'rao, huyện Đông Giang.

 

Gần 10 năm nay, ông được địa phương lựa chọn là Già làng trong những đợt giao lưu, giới thiệu Văn hóa Cơ Tu tại Hội An, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đồng thời, là 1 trong 26 nghệ nhân tiêu biểu ở địa phương, được UBND huyện Đông Giang tặng giấy khen nhân tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Có thể cảm nhận được những tâm huyết và nỗ lực của Già trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống của đồng bào mình đến khán giả. Cảm giác của Già khi mình trở thành người giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu đến khách du lịch?

Già làng A Lăng Đợi. Khách du lịch đến với Đông Giang quê hương già nói riêng, vùng cao Quảng Nam nói chung ngoài ngắm cảnh núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ, họ còn muốn trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Khi trở thành là người giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống nhằm góp phần phát triển du lịch, thấy du khách rất hào hứng khi trải nghiệm, Già thấy rất vui và tự hào khi mình có cơ hội để truyền bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến du khách, cũng như nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn về những nét đặc trưng, đặc sắc của đồng bào dân tộc mình như trang phục, ẩm thực, nghề truyền thống, văn hóa – lễ hội... Tất cả những chất liệu sinh động gắn liền với cuộc sống đã biến hóa thành sự sáng tạo thổi bùng lên, thôi thúc Già phải làm gì đó hơn nữa để cho quê hương mình giàu đẹp hơn, đời sống của bà con được cải thiện hơn.

Đồng hành cùng Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, cảm xúc của Già như thế nào sau mỗi buổi trình diễn chương trình Vũ điệu đại ngàn?

Già làng A Lăng Đợi. Khi đến với Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, Gia mang theo tâm huyết và trăn trở, hi vọng rằng: "mọi người ở khắp nơi ai cũng biết, cũng hay về văn hóa Cơ Tu mình". Vì vậy, mỗi đêm, khi vũ điệu Tung tung Da dá vang lên, niềm vui hân hoan của Già chính là được biểu diễn và phục vụ tại Cổng Trời Đông Giang, bởi những âm vang nơi đại ngàn hòa cùng những điệu múa đầm thắm trong không gian sống động linh thiêng ở Cổng Trời sẽ góp phần làm đẹp cho quê hương bản xứ, ở nơi đó, người ta thấy rõ được linh hồn, tài năng của những người nghệ sĩ đầy tâm huyết và giá trị văn hóa đa chiều của người Cơ Tu.

Không khó để thấy rằng, văn hóa Cơ Tu đang được quảng bá ở nhiều nơi tại làng văn hóa cộng đồng hay các khu du lịch với các hoạt động, chương trình tái hiện. Tham gia vào xây dựng các chương trình tái hiện về văn hóa, lễ hội, điều này có tạo cho già áp lực về việc tạo ra nét đặc trưng riêng trong các chương trình biểu diễn của mình hay không?

Già làng A Lăng Đợi: Thực tế này khá phổ biến khi hiện nay nhiều nơi đều có chương trình biểu diễn tái hiện mang mỗi thông điệp, nhưng điều tích cực rằng đều là cách để gắn liền phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống để không bị mai một. Tinh thần lễ hội không chỉ đơn thuần là biểu diễn do du khách xem, mà còn đánh động đến nhận thức đồng bào. Làm chương trình tại một sự kiện ý nghĩa cộng đồng đâu phải chuyện đơn giản. Điều này, Già luôn suy nghĩ trăn trở, làm thế nào để học hỏi và trau dồi những kỹ năng, hiểu biết. Già cũng đã lặn lội đi nhiều nơi khắp vùng có người Cơ Tu sinh sống để làm dày thêm kinh nghiệm, từ đó hỗ trợ những người trong cộng đồng mình, cùng học hỏi lẫn nhau để bảo tồn văn hóa. Có thể thấy, sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ với đa dạng hình thức biểu diễn tác động không nhỏ đến nhận thức của khán giả về văn hóa Cơ Tu. Vì vậy, bản thân Già nghĩ rằng cần phải nghiêm túc phát huy vai trò trước cộng đồng trong việc khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống đang đứng bên bờ nguy cơ mất bản sắc.

Già có nghĩ đến việc truyền lửa cho thế hệ hậu bối sau này không? Già có kế hoạch phát triển như thế nào trong tương lai?

Già làng A Lăng Đợi. Già đã gần 60 tuổi, ở cái tuổi đã đi qua nhiều chiêm nghiệm và để đi được một hành trình dài đến hiện giờ, Già thấy mình là một người nặng lòng với bản sắc văn hóa dân tộc mình. Già ấp ủ nhiều dự định, mong rằng huyện Đông Giang sẽ quan tâm mở nhiều lớp truyền dạy văn hóa cho bà con Cơ Tu. Khi đó, Già và nhiều nghệ nhân khác nữa sẽ truyền dạy lại cho các con cháu, để phong tục tập quán, các giá trị văn hóa của đồng bào chúng tôi không bị mai một. Hiện tại, với những ai yêu mến và muốn tìm hiểu văn hóa Cơ Tu có thể ghé tại nhà riêng của Già ở làng Gừng hay đến khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, Già sẵn lòng hướng dẫn, biểu diễn nhạc cụ... Già mong rằng, bằng tình yêu với văn hóa Cơ Tu, hành trình truyền dạy cho các thế hệ tiếp nối sẽ được tiếp nối, góp phần lan tỏa cái hay, cái đẹp của quê hương, đồng bào Cơ Tu đến bạn bè gần xa.

Một lần nữa, cảm ơn Già đã dành thời gian để trao đổi và chia sẻ những thông tin thú vị cùng FVG Travel