MÂM CỖ TẾT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CƠ TU Ở XỨ QUẢNG

02/03/2024
Đồng bào Cơ Tu sống ẩn mình dưới dãy Trường Sơn đại ngàn với bản sắc văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua bao tháng trầm của lịch sử và thời gian, người Cơ Tu vẫn giữ được bản sắc riêng cho dân tộc minh qua các lễ hội, trang phục, âm nhạc... Đặc biệt, ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu vào các dịp Lễ, Tết...cũng rất đa dạng với các món nướng, cơm lam, bánh cuốt, rượu cần...

 

Đồng bào Cơ Tu sống ẩn mình dưới dãy Trường Sơn đại ngàn với bản sắc văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua bao tháng trầm của lịch sử và thời gian, người Cơ Tu vẫn giữ được bản sắc riêng cho dân tộc minh qua các lễ hội, trang phục, âm nhạc... Đặc biệt, ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu vào các dịp Lễ, Tết...cũng rất đa dạng với các món nướng, cơm lam, bánh cuốt, rượu cần...

Thường ngày, ẩm thực của người Cơ Tu được chế biến từ các nguyên liệu là các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi hay tự đi săn bắn, thu nhặt từ núi rừng, sông suối về như lúa, sắn, ngô, khoai, các loại thịt rừng, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại cây, lá rừng... Trong ngày lễ, Tết, cũng từ những thực phẩm này để chế biến ra nhiều món ăn, thức uống truyền thống đậm hương vị núi rừng như zara. bánh cuốt ( bánh sừng trâu, bánh đót), thịt nướng, cả liêng, rượu cần, rượu tà vật... với mong muốn gửi ước vọng về một cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, buôn làng binh yên mỗi độ dịp Tết đến, xuân về.

Những thực phẩm nức tiếng của xử này phải kể đến rau rừng, ớt, tiêu thơm lừng hay những món ăn thơm ngon giàu chất dinh dưỡng được người Cơ Tu đánh bắt được như thịt rừng, cả liêng khô.

Theo Già làng Phạm Văn Crời (68 tuổi, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay, ngày Tết, người Cơ Tu ưu tiên chuẩn bị các món ăn truyền thống và các loại rượu ngon.

Nói đến ẩm thực của đồng bào Cơ Tu còn phải kể đến những đồ uống đặc trưng riêng như rượu cần Tà Vạt, rượu nếp than, rượu ba kích, Tridin, dằng sâm được làm từ men của người Cơ Tu ngâm với sâm, uống giải nhiệt, bổ thận rất tốt cho sức khỏe Nhiều sản phẩm của núi rừng với vị thuốc quý như Sâm Giang linh, Ba kích, mật nhân, lim xanh... đã trở thành hương vị ẩm thực không thể thiếu của đồng bào Cơ Tu mỗi khi có lễ hội, hay đón tiếp khách quý của làng

“Trước Tết, ngoài việc ủ rượu, người Cơ Tu còn lo giả nếp, gạo, và hái lá đót để gói bánh cuốt (còn gọi là bánh sáng trận). Tuy là đột có diện tích hạn chế, nhưng khi đem gói bánh tro hoặc sừng trâu thì tử bánh tỏa ra hương vị hoang do của núi rừng hòa quyện với hương nếp, ai đã một lần ăn đều khen ngon và không thể nào quên. Đây là loại bánh không thể thiếu được trong mâm lễ cúng dâng lên Giảng, các vị thần và ông bà, tổ tiên. Bánh tuy đơn giản nhưng mang một ý nghĩa tâm linh truyền thống và tượng trưng cho hình ảnh con trâu của người Cơ Tu, biểu hiện cho sức mạnh của ngôi làng đồng thời là con vật hiến tế lên thần linh, là chiếc cầu nối của người Cơ Tu với thần linh, trời đất trong các ngày lễ tết”. Già làng Đinh Văn Bớt (75 tuổi, thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang) chia sẻ.

Ngày Tết, đồng bào còn có món ăn rất hấp dẫn là cho tất cả các loại thịt vào nấu như hay nấu đồng (t’tar) rồi nêm gia vị vừa ăn, để nơi thoáng mát vài ngày. Trước Tết độ một tuần, đồng bào thường đánh cá tập thể ở những con sông lớn như cả liên (niêng), cá chính (zing) sau đó đem nướng lên.

Các loại thịt, cá nướng trong ống nửa (pr’ hâr) cũng là món ăn phổ tiếp của người Cơ Tu trong dịp lễ, Tết. Khi xuân về Tết đến, người Co Tu hay dùng cách làm để nấu các món ăn. Thức ăn cho vào ống nia tươi, tưởng chín.

Già làng Châu Blao (68 tuổi, thôn Voòng, xã Tr’hy, huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam) cho biết thêm, những ngày Tết, người dân Cơ Tu thường làm các món ngon đãi khách. Tiêu biểu có món zà rá được xem là món ăn ngon miệng đặc trưng của người Cơ Tu, ngày Tết bên chén rượu thơm nồng cùng với món zà ra mềm nhuyễn tỏa hương ngào ngạt, hấp dẫn, mọi người cùng chung vui ăn mừng một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc.

Đêm Giao thừa đồng bào nấu cơm hoặc nấu xôi, thịt gà, cả suối, thịt rừng đua lên nhà Gươl để già làng và các đại diện gia đình cùng xin Giàng cho một năm mới được mùa, khỏe mạnh, bản làng yên vui,...

Người Cơ Tu rất mến khách, khi các món được bảy ra đãi khách, mọi người lúc này không phân biệt đâu là chủ, đâu là khách. Cứ vậy, mọi người cùng chung vui quây quần cùng nhau thưởng thức ẩm thực. Nhắc đến ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu ở xứ Quảng, đặc biệt là mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Cơ Tu còn mang giá trị văn hóa của một dân tộc, thể hiện tấm lòng mến khách của đồng bào Cơ Tu, sự đoàn kết keo sơn, sự giao thoa hòa quyện cùng vạn vật, thiên nhiên núi rừng nơi cộng đồng người Cơ Tu sinh sống.

Tất cả những giá trị văn hóa trong ẩm thực của đồng bào Cơ Tu đều thể hiện đức tính mộc mạc, đảm đang, khéo léo của người phụ nữ thể hiện qua cách chế biến dân dã, truyền thống đậm tinh nhân văn, gắn gũi và thân thiện với môi trường.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, người Cơ Tu vùng núi Quảng Nam vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng cho minh. Ngày nay, những giá trị văn hóa ẩm thực đó tiếp tục được phát huy khi du khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng có xu hướng và chuộng, khám phá văn hóa đặc trưng của các vùng miền, đóng bào dân tộc Việt Nam. Đây là yếu tố góp phần bảo tồn và phát huy dân tộc, giới thiệu nét đẹp văn hóa đến bạn bè quốc tế mỗi khi đạt chân đến các bản làng vùng núi Quảng Nam.